TRÀ TIM SEN 100G
Sản phẩm :Đóng gói
Trọng lương : 100G
NSX : Công ty Cổ Phần - Thương Mại - Du Lịch Đồng Tháp Mười
Liên hệ tại : TP.HCM: Thanh Tân 0908066326 Email : tanle.dtm@gmail.com
Đồng Tháp: Phấn 0836900666, 02773878111; Hotline: 0939 424 533
Sen là một biểu tượng không thể tách rời trong văn hóa người Việt Nam, và hạt sen là món ăn ngon bổ dưỡng được lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu người tiêu dùng sẽ hướng đến những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được điều đó, chúng tôi đã không ngừng cải tiến và cho ra đời các sản phẩm làm từ sen để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi mất ngủ, ngoài việc dùng các thuốc an thần của y học hiện đại, người ta uống cả trà tim sen. Đây không phải là công dụng duy nhất của loại trà này. Theo y thư cổ, trà tim sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu).
Tim sen là mầm của hạt sen, có chứa asparagin và các alkaloid như nelumbin, nuciferin, liensinin. Nuciferin có tác dụng kéo dài giấc ngủ, mỗi ngày dùng 1-3 gam pha vào nước sôi như trà, nelumbin có tác dụng trấn tĩnh, làm bình dục tính. Các thử nghiệm trên lâm sàng, dịch chiết từ tim sen còn có tác dụng cường tim và làm hạ huyết áp.
Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tim sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa.
Lưu ý:
- Nếu lạm dụng tim sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở độ tuổi trẻ.
- Thích hợp với độ tuổi 22 trở lên. Uống khoảng 0,5 kg đến 01kg là đủ hoặc uống đến khi bạn ngủ được là ngưng. Hiện chưa thấy tài liệu nói về độc tính của tim sen, nhưng do hàm lượng alkaloid cao nên tim sen cho tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng đến tim, do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng với người yếu tim .
- Tim sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng